Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Mỗi mét vuông đất 'vàng' ở TPHCM có giá gần 1 tỷ đồng


Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM nêu, cũng như TP.Hà Nội, TP.HCM có giá đất cao nhất cả nước. Mỗi mét vuông đất thuộc bất kể loại nào trên thị trường cũng có giá từ vài triệu tới khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM thông tin, hiện nay, TPHCM được giao nắm giữ 209,5 nghìn ha đất đai, trong đó 114 nghìn ha là đất nông nghiệp, 94,6 nghìn ha đất phi nông nghiệp. Trong tổng diện tích nói trên, 162,3 nghìn ha đất đang được sử dụng, 47,3 nghìn ha đang được giao để quản lý chưa đưa vào sử dụng và đất chưa sử dụng chỉ còn 927 ha. Như vậy có thể thấy, hầu hết đất đai ở TPHCM đang được sử dụng hoặc sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Dự án Vườn Cam

Khu vực trung tâm quận 1, TP.HCM. Ảnh Văn Minh

Theo ông Thắng, tài chính đất đai là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý đất đai đô thị, nhất là các đô thị lớn như TP.HCM. Giá đất quá cao, một quyết định hành chính về đất đai có thể mang lại lợi ích hoặc làm mất đi lợi ích tính tới đơn vị nghìn tỷ đồng. Một hệ thống tài chính đất đai đô thị hiệu quả phải được xây dựng trên nguyên tắc vốn hóa được đất đai, tức là đất đai quy đổi được dễ dàng thành vốn tài chính.

Một trong những yếu tố cơ bản nhất của vốn hóa đất đai là tạo nguồn thu từ đất đô thị thông qua quá trình đưa đất công vào thị trường theo cơ chế Nhà nước giao đất có thu tiền, Nhà nước cho thuê đất và thu thu, phí liên quan đến đất đai đang sử dụng trong khu vực tư nhân.

Nhiều bất cập trong quản lý đất đai

Trải qua hơn 30 năm Luật Đất đai đã qua 4 lần thay đổi (nếu tính luôn các lần sửa đổi, bổ sung thì có đến 7 lần). Đặc điểm cơ bản của Luật Đất đai các thời kỳ là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu, có sự phát triển từ sở hữu tuyệt đối sang mở rộng hơn về các quyền của người sử dụng đất, thừa nhận kinh tế thị trường….
Cập nhật thông tin chi tiết dự án tại địa chỉ: Biệt thự Vườn Cam Vinapol

Khu đô thị mới Thu Thiêm hướng về trung tâm quận 1, TPHCM. Ảnh Văn Minh
Quá trình thay đổi có đặt ra các yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn sẽ khác nhau, đôi khi có sự mâu thuẫn và gây phức tạp cho công tác quản lý, sử dụng đất…Trong khi các điều kiện đảm bảo cho quá trình vận hành quản lý thì chưa đảm bảo, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, điều kiện cơ sở vật chất, dữ liệu và kể cả việc bố trí con người trong quản lý đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, TPHCM nêu ra một số bất cập từ thực tiễn trong công tác quản lý đất đai hiện nay. Trong đó, ông Hồng nêu thực trạng cổ phần hóa và sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa hiện nay. Đó là xung đột giữa Luật Đất đai 2013 và Nghị quyết 60/2018/QH14, khi doanh nghiệp cổ phần hóa thay đổi mục đích sử dụng đất thì Nhà nước sẽ thu hồi để bán đấu giá, tuy nhiên pháp luật đất đai không quy định thu hồi đất trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa.

 Xem chi tiết dự án tại địa chỉ:  Biệt thự Vườn Cam Hoài Đức
.
Khu "nhà giàu" Thảo Điền (quận 2, TP.HCM). Ảnh Văn Minh
Một thực tế khác hiện nay là đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng giá đất xác định theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (Nghị quyết TW9 - Khóa XI), lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho rằng, thực tế Nhà nước chưa có “kênh” quản lý phù hợp. Theo đó, trong điều kiện pháp luật hiện tại không tạo điều kiện để có thị trường minh bạch, lành mạnh được…dẫn đến việc xuất hiện thị trường ngầm, đầu cơ, thị trường bất động sản không có sàn giao dịch bất động sản nên tính công khai không có.


Hạn chế giao dịch bất động sản bằng tiền mặt

Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng hiện nay công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn ở các địa phương. Một trong những nguyên nhân là có sự xung đột pháp lý giữa các luật, trong đó Luật Đất đai không theo kịp với thực tiễn. Theo ông Chính, trong nguyên tắc xây dựng Luật Đất đai có nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên từ Luật Đất đai 2013, nguyên tắc thị trường ngày càng xa rời, trong khi đó biện pháp hành chính gần như sử dụng nhiều hơn.

Theo ông Chính, về phương pháp định giá đất hiện nay cũng cho thấy thấp hơn thị trường rất nhiều (chỉ bằng 30-35% giá trị thị trường). Thực trạng này nói lên vì sao hiện nay tồn tại tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về đất đai. Mặc khác, hiện nay pháp luật về đất đai chưa giải quyết được câu chuyện chia sẻ lợi ích 3 bên gồm nhà nước – doanh nghiệp – người dân có đất bị thu hồi.

Ông Chính cho rằng, cần phải có một sàn giao dịch bất động sản và hướng tới việc giao dịch mua bán bất động sản không dùng tiền mặt mà qua chuyển khoản. Việc này không chỉ giúp thị trường bất động sản minh bạch, rõ ràng nhằm không tạo ra các cơn sốt đất ảo cũng như chống được nạn đầu cơ, rửa tiền và cả tham nhũng.

Cần có sàn giao dịch bất động sản

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM kiến nghị, cần hình thành sàn giao dịch bất động sản, trong tương lai có thể phát triển thành trung tâm giao dịch bất động sản. Khi đó thị trường bất động sản sẽ phát triển minh bạch, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Dòng tiền đầu tư vào bất động sản cũng sẽ được kiểm soát. Bởi hiện nay, dòng tiền đầu tư vào bất động sản chủ yếu từ ngân hàng – có giá đất, nhưng không phản ánh đúng quy luật cung cầu. Do đó cần có sự kiểm soát của Nhà nước ở tầm vĩ mô, tránh bong bóng thị trường bất động sản.

TPHCM "không hài lòng" khi tiền thu từ đất đai quá ít

Tại TP.HCM, năm 2019 dự toán thu từ đất là gần 15.000 tỷ đồng nhưng ước tính thu được chỉ 11.000 tỷ đồng (chỉ đạt 73,83%). So với năm 2016, dự toán thu là 16.500 tỷ đồng và thực thu được là 17.100 tỷ đồng (đạt 103,64%). So với tổng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 (ước tính tổng thu 5 năm là 1.872.922 tỷ đồng), tổng thu từ đất đai chỉ chiếm 3-5% tổng thu ngân sách địa phương. Số thu từ đất như vậy quá khiêm tốn so với tiềm năng có thể thu từ đất đai tại TPHCM.

Theo Văn Minh - Huy Thịnh

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Mùa đẹp tại khu biệt thự Vườn Cam Vinapol

Những bức hình thực tế tại khu biệt thự Vườn cam, long lanh quá

Hãy liên hệ ngay với Ngọc Tuyền để được tư vấn chi tiết về dự án, và bố trí thăm quan, sở hữu ngay những căn biệt thự đẳng cấp tại khu biệt thự nhà vườn đẳng cấp này
Điện thoại 0909 61 3696 ( Ngọc Tuyền)

> đầy đủ thông tin về dự án Vườn Cam tại địa chỉ: khu đô thị Vườn Cam





















Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

10 lý do khiến quý vị nên mua biệt thự vườn cam

10 lý do khiến quý vị nên mua biệt thự vườn cam



Hãy liên hệ ngay Ngọc Tuyền 0909.61.3696 để sở hữu những lô biệt thự đẳng cấp và ưng ý tại khu biệt thự nhà vườn Orange Garden.

Chi tiết về Chủ đầu tư, Pháp lý dự án, Tin tức dự án, Chi tiết thông tin dự án, tiến độ, video, hình ảnh thực địa... mời Quý vị truy cập địa chỉ  Biệt thự Vườn Cam



- Dự án có vị trí đắc địa, nằm trong chuỗi khu đô thị đồng bộ về cơ sở hạ tầng

- Là dự án nằm ngay sát khu đô thị Bắc An khánh Splendora có thiết kế đặc biệt hơn tất cả các dự án khác

- Đây là một dự án được kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa hai phong cách kiến trúc và phong thủy Á Đông và Âu Châu do tập thể kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Bởi vậy khu BT Nhà vườn “Orange Garden” mang đậm nét một phong cách Pháp cổ vốn đã in sâu trong lòng Hà Nội.

- Khu BT nhà vườn “Orange Garden” còn được mang danh “ Một phong cách kiến trúc Pháp cổ trong lòng Hà Nội thời hiện đại”.

- Dự án toàn bộ là BT không có căn hộ nên sẽ là nơi ở của những người thành đạt và văn minh.

- Áp dụng tối đa nguyên tắc phong thủy cho người ở được thể hiện 2 hướng chính của biệt thự: ĐN-TB, giữa có công viên hồ điều hòa không khí và có cảnh quan riêng cho toàn bộ khu dân cư.

- Toàn bộ các căn BT được thiết kế mặt ngoài theo phong cách BT Pháp cổ, sang trọng, quý phái. Có 5 mẫu BT để khách hàng lựa chọn.

- Phần kiến trúc không gian sống và nội thất bên trong được thiết kế thoáng đãng với không gian mở và tiện nghi theo phong cách sống mới của thời hiện đại.

- Toàn bộ các căn BT đều được thiết kế xây dựng 3 tầng nổi, không có tầng hầm và các công trình công cộng được xây dựng thấp hơn chỉ cao từ 1 đến 2 tầng.

- Khoảng cách giữa các BT 6m đảm bảo không gian riêng và hài hòa kiến trúc.

Hãy liên hệ ngay Ngọc Tuyền 0909.61.3696 để sở hữu những lô biệt thự đẳng cấp và ưng ý tại khu biệt thự nhà vườn Orange Garden.

Chi tiết về Chủ đầu tư, Pháp lý dự án, Tin tức dự án, Chi tiết thông tin dự án, tiến độ, video, hình ảnh thực địa... mời Quý vị truy cập địa chỉ
biệt thự vườn cam vinapol

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Thông tin việc kết nối hạ tầng và cung cấp điện nước phục vụ khu Vườn Cam

Thông tin về việc kết nối hạ tầng giao thông liên quan đến dự án khu biệt thự nhà vườn Orange Garden và việc cung cấp điện, nước sinh họat phục vụ dự án.


I. Thông tin về kết nối hạ tầng giao thông liên quan đến dự án khu biệt thự nhà vườn Orange Garden.

1. Đường vành đai 3.5 (còn gọi là đường Lê Trọng Tấn kéo dài) kết nối từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32, tiếp giáp với phía Đông Dự án:

Đối với tuyến đường này, trước đây đã giao từng đoạn cho các chủ đầu tư các khu đô thị liên quan thực hiện. Đến nay, UBND thành phố Hà Nội đã có chủ trương giao lại cho UBND huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư thực hiện toàn bộ dự án đường Vành đai 3.5 đoạn nối từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32 theo nội dung văn bản số 317/TB-VP ngày 29/9/2015. Theo đó, tiến độ thực hiện dự án được bắt đầu từ năm 2016 đến năm 2019. Riêng năm 2016, UBND Thành phố đã phân bổ nguồn vốn Ngân sách cho việc thực hiện dự án đường vành đai 3.5 là 90 tỷ đồng theo nội dung Quyết định số 6788/QĐ-UBND ngày 10/12/2015.
Hiện tại, UBND huyện Hoài Đức đã và đang triển khai các bước tiếp theo của dự án. Dự kiến giữa Quý II năm 2016 sẽ tổ chức thi công xây dựng.

2. Tuyến đường nối tiếp từ Khu đô thị Bắc An Khánh (từ Đại lộ Thăng Long), qua cụm công nghiệp Lại Yên đến Cầu Khum:
Hiện nay, UBND huyện Hoài Đức đang tổ chức thi công xây dựng. Dự kiến trong năm 2016 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.
 Đường Lại Yên An Khánh T1/2016
(ảnh chụp công trường thi công tháng 01 năm 2016)
Đường Lại Yên An Khánh 25/02/2016
Đường Lại Yên An Khánh 25/02/2016
Đường Lại Yên An Khánh 25/02/2016
( Hình ảnh công trường đang thi công dự án đường Lại Yên - An Khánh được chụp ngày 25/02/2016)
(ảnh Trần Ngọc Tuyền)

Tuyến đường phân khu đấu nối từ Quốc lộ 70 qua dự án đến đường vành đai 4:

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ, xác định chỉ giới đường đỏ và thiết kế mốc giới tuyến đường nối QL 70 - Đại học Vân Canh - Bắc An Khánh theo tỉ lệ 1/500. Điểm đầu tuyến sẽ nằm ở nút giao với đường 70, điểm cuối nằm tại nút giao với tuyến đường liên khu vực thuộc xã Song Phương, huyện Hoài Đức, có chiều dài 4.1km, rộng 50m.

UBND thành phố Hà Nội giao cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thẩm định và trình phê duyệt; Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, tổ chức lựa chọn đơn vị thiết kế, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, sở, ban, ngành liên quan thực hiện đúng các quy định.

(Tham khảo thêm báo www.vietnamfinance.vn)
Như vậy, sau khi hoàn thành, việc kết nối giao thông với dự án Khu biệt thự nhà vườn Orange Garden sẽ rất thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

II.Thông tin về cung cấp điện, nước sinh hoạt phục vụ dự án:

Điện: Công ty đã đầu tư trạm biến áp 1000KVA và sẵn sàng cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ dân của dự án.

Nước: Vừa qua, Công ty Cổ phần Vinapol đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Viwaco ngày 01 tháng 02 năm 2016 để cùng đầu tư tuyến ống cung cấp nước sạch Sông Đà dọc theo đường vành đai 3.5. Dự kiến tuyến ống sẽ hoàn thành vào Quý I năm 2017 và sẽ cung cấp nước sạch
Theo Vinapol và tổng hợp

Tiến độ thi công hạ tầng kỹ thuật khu Orange Garden bị chậm?

Hỏi :
Tại sao tiến độ thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án khu biệt thự nhà vườn Orange Garden giai đoạn I bị chậm so với tiến độ dự kiến ?


Đáp :
Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự nhà vườn Orange Garden được UBND tỉnh Hà Tây (nay là UBND TP Hà Nội) giao công ty cổ phần Vinapol làm chủ đầu tư và thực hiện dự án theo quyết định số 2413/QĐ–UBND ngày 12/12/2007. Theo quyết định này, thời hạn hoàn thành dự án đầu tư sẽ là ngày 31/12/2013.

Trên cơ sở đó, công ty cổ phần Vinapol đã đưa ra tiến độ dự kiến hoàn thành giai đoạn I vào quý IV/2009. Tuy nhiên ngay sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây với thành phố Hà Nội (quý III/2008) thì dự án phải tạm dừng triển khai thi công xây dựng do UBND thành phố Hà Nội đã có chủ chương rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự nhà vườn Orange Garden ( khu dự án Vườn Cam Vinapol) nằm trong sự ảnh hưởng của việc quy hoạch trục Hồ Tây – Ba Vì nên thuộc các dự án không được phép triển khai xây dựng trong đợt I.

Tiếp theo đó, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại văn bản số 2151/UBND – XD ngày 01/ 04/2010, UBND huyện Hoài Đức đã có công văn số 463/UBND – QLĐT ngày 11/05/2010 gửi chủ đầu tư đề nghị tạm dừng triển khai thi công và chờ chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội. Gần đây chính phủ đã chính thức công bố quy hoạch mở rộng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự nhà vườn Orange Garden chắc chắn sẽ được tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
Theo Vinapol


Hồ trung tâm tại khu biệt thự nhà vườn Orange Garden



Kế hoạch triển khai xây dựng của dự án Vườn Cam Orange Garden

Hỏi :
Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự nhà vườn Orange Garden sẽ được tiếp tục triển khai xây dựng như thế nào ?


Đáp :
Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự nhà vườn Orange Garden sẽ được tiếp tục triển khai xây dựng ngay sau khi được UBND thành phố Hà Nội cho phép.

Trước hết công ty cổ phần Vinapol sẽ tiếp tục hoàn thiện khối lượng công việc còn lại (khoảng 15%) của giai đoạn I : Giai đoạn đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết về trang thiết bị, vật tư, kỹ thuật để triển khai thực hiện thi công xây dựng giai đoạn II : Giai đoạn đầu tư xây dựng phần kiến trúc nhà ở, tượng đài, công viên cây xanh…
Theo Vinapol





(Thực trạng tại khu biệt thự Vườn Cam Orange Garden, cơ sở hạ tầng đã cơ bản hoàn thành)


Về chủ đầu tư công ty cổ phần VINAPOL

VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAPOL ( chủ đầu tư dự án Khu biệt thự nhà vườn Orange Garden tại huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội - khu biệt thự Vườn Cam)
vinapol

“ VINAPOL ” có nghĩa Việt nam – Balan ( VietNamese - Poland) được mang tên công ty cổ phần chúng tôi chỉ với mong muốn gợi nhớ những kỷ niệm của một thời gian nan, tần tảo để có ngày hôm nay, bởi lẽ ngay từ buổi đầu mới thành lập (2004), hầu hết các cổ đông sáng lập của công ty chúng tôi đều là các thành viên đã từng sống, học tập và làm việc tại Balan nhiều năm mà chủ yếu là các cựu sinh viên, nghiên cứu sinh trở về Việt nam với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung “ Xây dựng tổ quốc Việt nam ngày càng giầu đẹp ”.

Với hoài bão và ước mơ đó, ngay từ những năm tháng đầu tiên từ 2004 - 2005 mới thành lập, công ty cổ phần Vinapol đã định hướng phát triển của mình vào lĩnh vực đầu tư Bất động sản, xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị, mặc dù vào thời điểm này thị trường Bất động sản Việt nam đang ở giai đoạn khó khăn, ảm đạm và sám xịt.

Không quản ngại khó khăn, cùng với chủ trương kêu gọi đầu tư của tỉnh ( Hà Tây cũ) nhằm tạo ra quỹ đất tái định cư tập trung cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ cho dự án nâng cấp cải tạo đường Quốc lộ-32, công ty chúng tôi đã nghiên cứu khảo sát và đầu tư dự án xây dựng khu nhà ở liền kề, tái định cư Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức- Hà Tây với tổng mức đầu tư trên 350 tỷ VNĐ.

Là dự án đầu tay, khó khăn chồng chất nhưng với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên và tâm huyết của tập thể lãnh đạo công ty nên chúng tôi đã vượt qua khó khăn và hoàn thành đúng tiến độ. Mặc dù dự án đầu tư đạt hiệu quả kinh tế không cao, nhưng đây chính là tiền đề, là sự khởi đầu tốt đẹp để công ty có cơ sở triển khai thực hiện các dự án tiếp theo.

Đến đầu năm 2007, xuất phát từ nhu cầu về nhà ở cao cấp giành cho các đối tượng xã hội, đặc biệt là cho những Việt kiều, người Việt nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu về nước để ổn định cuộc sống, tham gia đầu tư xây dựng đất nước. Công ty cổ phần Vinapol đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải đầu tư xây dựng một khu biệt thự cao cấp, sang trọng và độc đáo, đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng về nhà ở nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giầu đẹp. Dự án khu biệt thự nhà vườn “ Orange garden ” còn gọi là dự án “ Vườn cam ” ra đời chính là để đáp ứng một phần nhu cầu đó.


Trải qua gần 10 năm được thành lập và hoạt động, công ty cổ phần Vinapol đã vượt qua những thử thách khó khăn ban đầu để rồi từng bước phát triển bền vững và đến nay có những bước tiến đáng kể, đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao và có nhiều kinh nghiệm.

Với tâm huyết lấy uy tín- chất lượng làm mục tiêu phấn đấu hàng đầu cùng với sự nỗ lực hết mình của tập thể công ty, chắc chắn công ty cổ phần Vinapol sẽ có nhiều đóng góp hữu ích cho sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước ngày càng giầu đẹp.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Trò chuyện cùng nghệ nhân tạc tượng Chopin

Đã được nghe giới thiệu về tượng đài nhà soạn nhạc thiên tài Frederic Chopin tại Hà Nội từ  lâu, nhân dịp về thăm quê hương lần này, ông Lê Xuân Lâm – Tổng biên tập báo Quê Việt tại Ba Lan – mới có dịp trực tiếp đến thăm công trình. Điều bất ngờ đầu tiên của ông khi đến với nơi đặt bức tượng – khu Biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hà Nội – là những tòa nhà, đường sá, công trình kiến trúc…còn dang dở, cỏ mọc um tùm, không một bóng người. 


Tượng đài F.Chopin tại Khu biệt thự Vườn cam HN (ảnh chụp 8/2014)


Ông Đinh Văn Nghị và phu nhân (thứ 3,4 từ phải sang) cùng Đại sứ Ba Lan (thứ 2 từ phải sang) và các cán bộ ĐSQ Ba Lan tại HN chụp ảnh lưu niệm bên bức tượng Chopin trong buổi lễ khánh thành ngày 12/03/2013.


Tượng đài Chopin nhìn từ xa và quang cảnh xung quanh tại khu Biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội (ảnh chụp 8/2014)


Đứng trước tượng đài của bậc vĩ nhân, ông không khỏi ngỡ ngàng về tầm cỡ và sự giống nhau gần như là tuyệt đối với nguyên tác (bức tượng Chopin đặt tại vườn hoa Lazienki, ngay trung tâm thủ đô Warsaw, Ba Lan).  Nhìn kĩ, thần thái của bức tượng còn có vẻ ưu tư và trầm lặng hơn. Không lẽ, có cảm giác này chỉ vì nó nằm giữa một chốn hoang vu, hoàn toàn chưa tương xứng giữa quang cảnh và tượng đài? Chẳng hiểu sao, có một điều gì đó cứ thôi thúc ông, rằng nhất định phải gặp được người đã làm nên tuyệt tác này để trực tiếp nghe kể câu chuyện về quá trình làm ra bức tượng. Qua tìm hiểu, ông có buổi hẹn gặp với nghệ nhân Chu Văn Hải – một trong những thành viên quan trọng của nhóm thực hiện dựng tượng đài Chopin giữa lòng Hà Nội. Đây là công trình mà anh cùng các cộng sự đã vất vả dành bao nhiêu tâm huyết, công sức, ròng rã trong suốt hơn 2 năm trời mới tạo ra. Qua cách anh say sưa nói về tác phẩm lớn của mình, tôi biết, anh đã dành cho nó một thứ tình cảm rất thiêng liêng, đặc biệt.


Ông Lê Xuân Lâm - ảnh chụp dưới chân tượng đài Chopin ở khu Biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội

Theo lời anh kể, để có được bức tượng đài của thiên tài soạn nhạc Chopin – một trong những biểu tượng của đất nước Ba Lan – giữa lòng Hà Nội là cả một câu chuyện dài vừa lạ lùng, vừa lí thú, còn pha chút tâm linh, kỳ bí trong quá trình thực hiện. 

Anh Hải chia sẻ: “Tôi còn nhớ mãi, ngày ấy, sau một lời hẹn qua điện thoại, tôi đã đến và lần đầu gặp ông Lê Thanh Bình mới ở Ba Lan về. Với dáng người nhỏ thó, nhanh nhẹn, xởi lởi, nhưng, tôi rất ấn tượng với ông khi vào việc: thật chi tiết và rõ ràng. Ông đưa tôi xem bức tượng Chopin cao chừng 20cm cùng tập dự án xin phép được dựng tượng đài Chopin tại Hà Nội. Và ông hỏi tôi: “Chú và cộng sự có làm được việc này không khi bức tượng này cao hơn 6m, chất liệu có thể là xi măng, compozit, hoặc đá xanh  nguyên khối… Nửa tháng sau tôi mời thêm nghệ nhân điêu khắc xứ Bát Tràng – anh Nguyễn Văn Bình đến gặp ông để khẳng định chúng tôi làm được theo đúng nguyên mẫu. Và, bắt đầu từ thời gian đó, chúng tôi được biết là cả một quá trình khó khăn cho ông về những thủ tục pháp lý của cả hai nhà nước Việt Nam và Ba Lan.

Để được cấp phép dựng tượng đài, phải thông qua các quyết định đồng ý của Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam; Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan; Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch; Hội mỹ thuật trung ương, UBND thành phố Hà Nội và một số ban ngành chuyên môn trong nước… 

Sau khi chính thức được cấp phép, ông Lê Thanh Bình còn rất vất vả trong việc mang quyết định cùng dự án đi tìm nhà đầu tư và địa điểm đặt tượng. Lần đầu, tôi may mắn được cùng ông gặp anh Hoàng Mạnh Huê – chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan và Châu Âu, là thành viên HĐQT khu đô thị làng Việt Kiều Châu Âu, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội, nhưng cuối cùng dự án không thực hiện được ở đây. Thế rồi, trời không phụ người có lòng. Ít ngày sau, chúng tôi mang dự án đến gặp ông Đinh Văn Nghị - Chủ tịch HĐQT công ty VINAPOL, cũng là chủ đầu tư dự án khu biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hà Nội. Ông Nghị đã rất hào hứng, quyết định bỏ tiền của của mình để triển khai dựng tượng đài tại khu đô thị trên.”

“Rồi những khó khăn chồng chất những khó khăn trong suốt 2 năm thực hiện dự án, có những lúc tưởng chừng như không thể vượt qua khi ông Nghị quyết định làm tượng đài bằng chất liệu đá xanh nguyên khối, cao 6,5m theo đúng nguyên tác. Để có được khối đá theo ý ông, chúng tôi đã phải đi lại nhiều lần vào mỏ đá Quỳ Hợp, Nghệ An để khai thác và chọn lựa.

 Khi đã chọn được khối đá hoa cương như ý, chúng tôi lại phải vất vả vận chuyển ra Ninh Bình để phác thảo. Khối đá nặng hàng trăm tấn ấy đã làm chiếc xe tà phẹc bị cong nặng trên đường vận chuyển...Có lần phác thảo gần xong thì phát hiện khối đá bị khoanh măng, không đảm bảo thông số kỹ thuật, chúng tôi lại phải vứt bỏ trong niềm xót xa để tìm khối đá mới. Rồi những trận mưa đã phá hủy hoàn toàn hơn 50 khối đất sét đã phóng Makét gần như hoàn thiện dùng làm cốt tượng. Nhìn công sức vất vả cả mấy tháng trời bị thiên nhiên phá hủy ngay trước mắt mình, có thể nói nhóm thợ chúng tôi đã suy sụp hoàn toàn. 

Thường những lúc như thế, may sao ông Lê Bình luôn có mặt kịp thời để cùng chia sẻ, động viên cả về tinh thần lẫn vật chất, giúp chúng tôi lấy lại hào hứng để tiếp tục công việc... Ông còn cung cấp nhiều tài liệu cùng hàng chục bức tượng Chopin mẫu cho nhóm, giúp chúng tôi thẫm đẫm hình ảnh và tinh thần Chopin, để hoàn thành tốt nhất tác phẩm này.  

Hôm nay, gặp anh ở đây, được biết thêm, anh lại chính là người đã từng chở ông Lê Bình đến tận tượng đài Chopin ở Warsaw để đo đạc lấy thông số kĩ thuật lần đầu, khi đại sứ quán Ba Lan không cung cấp được tài liệu cho ông. Thế rồi, những thông số lần ấy không đáp ứng đủ cho công việc, ông Lê Bình lại lặn lội quay lại Ba Lan để đo đạc chi tiết hơn và chụp cận cảnh mọi góc độ. 

Tôi nghe kể, hình như lần ấy ông Nguyễn Quốc Cường (UVBCH Hội người VN tại BL) và ông Hồ Chí Hưng ( phó chủ tịch kiêm tổng thư ký TW hội hữu nghị VN-BL) đã phải chở ông ấy đến tượng đài. Hiểu được những tâm huyết và vất vả đó nên chúng tôi cũng quyết tâm sẽ  hoàn thành tác phẩm này một cách tốt nhất!  Sau gần 2 năm  ròng rã thực hiện, cuối cùng, tác phẩm cũng đã được hoàn thiện để đến một ngày đẹp trời, niềm vui của chúng tôi vỡ òa khi chương trình nghiệm thu tượng đài Chopin thành công tốt đẹp, với sự trầm trồ khen ngợi của tất cả các ban ngành chuyên môn cùng chính khách. Có được niềm vui, tự hào này có thể nói thêm với anh rằng, có cả sự linh thiêng của đất trời nữa đấy.” – anh Hải chia sẻ tiếp.


Ông Lê Thanh Bình chụp ảnh cùng Tượng đài Chopin ở vườn hoa Lazienki, thủ đô Warsaw, Ba Lan, trong lần đầu tiên sang đo đạc để lấy thông số kỹ thuật.

Được biết, ông Lê Bình là người có quan hệ rộng với giới nghệ sĩ và điêu khắc, giữa một rừng nghệ nhân ấy, ông không chọn ai mà lại chọn nghệ nhân trẻ tuổi nhất – anh Chu Văn Hải, tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc và phục chế, đã được Hội mỹ thuật Đông Dương vinh danh “Đôi bàn tay vàng”  - để trực tiếp thực hiện dự án rất tâm huyết này của ông. Hơn nữa, ông lại được trực tiếp quan sát những tác phẩm anh Hải đã và đang thực hiện trên địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương khác như: tượng Nàng tiên cá, Cặp thần tình ái, Apollo Daphne, Bacchus, Choleric Man… 

Và đặc biệt, qua câu chuyện anh bị phòng Cảnh sát kỹ thuật hình sự ra quyết định khẳng định anh là người buôn bán đồ cổ... Anh giải thích thế nào cũng không minh oan được cho mình, chỉ đến khi anh trực tiếp sáng tác lại những tác phẩm đang bị thu giữ vì cho là đồ trong sự giám sát 24/24, đến lúc đó, phòng CSKTHS mới tâm phục và cho anh được tự do. Bởi những lý do đó, anh mới nhận được sự tin tưởng từ ông Lê Thanh Bình. 


Ông Lê Xuân Lâm (bên phải) cùng nghệ nhân Chu Văn Hải và tác giả bài viết Trần Thúy Hiền đang trò chuyện về tượng đài Chopin ở Hà Nội.

Để hoàn thành bức tượng này, không thể không kể đến công lao to lớn của ông Đinh Văn Nghị - chủ đầu tư dự án. Ông đã từng được tu nghiệp và sống rất nhiều năm ở Ba Lan.  Cũng như ông Lê Thanh Bình, khi về nước, ông ước muốn làm được một điều gì đó để đáp nghĩa cho tình cảm của mình và gia đình đối với con người cũng như đất nước Ba Lan, đã cho ông có được thành quả như ngày hôm nay. Với đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thấm đẫm trong con người ông, đúng bản chất của một con người Việt Nam, đậm tính nhân văn, nên ngay từ những ngày đầu tiên, ông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm thực hiện dự án. 

Trong không khí tưng bừng của buổi lễ khánh thành tượng đài vào ngày 12/03/2010, qua lời phát biểu cảm tưởng của chủ đầu tư, nhóm thực hiện cùng các chính khách trong và ngoài nước, mới thấy rõ tượng đài Chopin tại Hà Nội còn là biểu tượng của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Ba Lan. Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Ba Lan tại Việt Nam đã phải thốt lên rằng: “ Khi đứng trước tượng đài này, tôi cứ ngỡ rằng mình đang đứng trước bức tượng đài Chopin nơi quê hương tôi vậy!”


Qua buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng nghệ nhân Chu Văn Hải, ông Lê Xuân Lâm mới cảm nhận rõ ràng hơn về những thăng trầm, gian nan, vất vả để có được bức tượng đài đẹp và mang ý nghĩa to lớn này. Nhân đây, ông cũng đồng cảm với nỗi trăn trở của anh Hải, qua ngần ấy năm, bức tượng vẫn nằm trơ trọi giữa một dự án tầm cỡ nhưng còn dang dở, hoang sơ... Được biết, dự án này cũng là công sức của hàng trăm bà con từ Ba Lan cùng nhiều nước khác đã kỳ vọng và đầu tư tiền của, nhưng chẳng hiểu sao, dự án vẫn chưa được tiếp tục thực hiện. Anh Hải hi vọng rằng, khu biệt thự theo thiết kế đẹp như trong mơ này sớm được hoàn thiện để cùng tượng đài Chopin nhanh chóng trở thành một điểm du lịch được nhiều người biết đến. Và anh cũng mong muốn, một ngày gần đây, anh có đủ điều kiện để thực hiện lời mời của Tổng Biên Tập báo Quê Việt là được trực tiếp đứng trước bức tượng đài nguyên tác của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin giữa thủ đô Warsaw xinh đẹp.

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Lễ khánh thành tượng đài nhà soạn nhạc nổi tiếng Fryderyk Chopin tại khu biệt thự Vườn Cam

Lễ khánh thành tượng đài Fryderyk Chopin tại khu biệt thự Vườn Cam

Lễ khánh thành tượng đài nhà soạn nhà nổi tiếng Chopin (Sô Panh) tại khu biệt thự Vườn Cam Vinapol


Tượng đài Sô -Panh (Chopin ) tại khu đô thị Vườn Cam do Công ty cổ phần Vinapol làm chủ đầu tư

Tượng Chopin ở Warsaw, Ba Lan



Tượng Chopin ở Warsaw, Ba Lan

Một chút về Frydeyk Chopin
Fryderyk Chopin nhà soạn nhạc thiên tài người Ba Lan, người sáng lập âm nhạc kinh điển Ba Lan, 
Ông sinh ngày 1 tháng 03 năm 1810 tại làng Żelazowa Wola (Ba Lan) dưới tên Fryderyk Franciszek Chopin; bố là Mikołaj Chopin, một nhạc sĩ gốc Pháp, mẹ là Tekla Justyna Krzyzanowska, một người Ba Lan.
Thời niên thiếu và thanh niên, Chopin sống tại Warsawa. Tài năng của Chopin nảy nở từ rất sớm. Khi mới 7 tuổi, Chopin đã là tác giả của 2 bản Polonaise cung Sol thứ và cung Si giáng trưởng
nhà soạn nhạc Fryderyk Chopin
Thời kỳ nhân dân Ba Lan chống lại ách chuyên chế của Nga Sa Hoàng (1830 - 1831), Chopin sống ở nước ngoài. Mùa Thu năm 1831, ông đến Paris (Pháp) và lấy tên tiếng Pháp là Frédéric-François Chopin. Ở Paris, ông chọn nghề chơi và dạy đàn cùng lúc soạn nhạc. Là đại diện lớn nhất của nền văn hóa Ba Lan, Chopin có một ảnh hưởng lớn lao đối với sự phát triển nghệ thuật âm nhạc toàn thế giới. Âm nhạc Chopin diễn đạt một cách nồng nhiệt và đầy kịch tính những lý tưởng đấu tranh giải phóng của nhân dân Ba Lan, nỗi đau thương bi thảm của sự áp bức, khí thế anh hùng giành tự do, đã thể hiện phong phú thế giới cảm xúc của con người. 

Chopin hầu như đặc biệt chỉ viết cho piano, từ những thể loại nhỏ đến những cấu trúc lớn, đã biến cải nhiều thể loại mới: nocturnes, scherzos, études, prelude…; sáng tạo thể loại mới ballade, nâng cao các loại vũ điệu dân gian mazurka, polonaise, đã mở rộng đáng kể các khả năng biểu hiện âm nhạc (hòa thanh, âm hình…). Giai điệu của Chopin với những âm hưởng “trò chuyện”, đắm đuối chất ca hát du dương với những tác phẩm đượm màu sắc lãng mạn bởi sự táo bạo về bút pháp, chất cổ điển bởi sự thanh khiết và khúc triết. 

Chopin là sự tiếp nối giữa F. Couperin và C. Debussy, với sự giàu có về hòa thanh, mơ hồ về điệu tính, sự tinh điệu của những chuỗi bán âm; là một nhà soạn nhạc tiền phong, vượt trước nửa thế kỷ so với những nhạc sĩ đương thời. Chopin còn là nhà soạn nhạc lớn đầu tiên đưa vào tác phẩm những tính chất đặc biệt của âm nhạc dân tộc. Chất Ba Lan có ở phần lớn tác phẩm của ông, không chỉ riêng ở các mazuaka và polonaise. Nghệ thuật biểu diễn piano của Chopin, một trong những nghệ sĩ piano kiệt xuất nhất thế giới, là sự thống nhất của tính chân thành và vẻ biểu diễn, kỹ thuật tuyệt xảo tráng lệ và sự sâu sắc của xúc cảm.

Cả cuộc đời, sức khỏe ông không được tốt. Ông mất vào sáng ngày 17-10-1849 tại Paris do bệnh lao phổi, thọ 39 tuổi.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Khu biệt thự nhà vườn Vườn Cam Vinapol được công bố điều chỉnh quy hoạch

Công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu biệt thự nhà vườn Orange Garden

Ngày 4/9, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND huyện Hoài Đức và Công ty cổ phần Vinapol tổ chức Hội nghị công bố và bàn giao hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu biệt thự nhà vườn Orange Garden, tỷ lệ 1/500.




Khu biệt thự nhà vườn Orange Garden có quy mô diện tích khoảng 54,565ha, bao gồm trên 600 ngôi biệt thự cùng với công trình tổ hợp tháp đôi cao 30 tầng dành cho dịch vụ thương mại, y tế, bể bơi bốn mùa, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp… và trên 500 căn hộ cao cấp các loại kết nối với khu biệt thự tạo nên một cộng đồng dân cư khép kín với quy mô dân số khoảng 2.768 người.

Dự án thuộc địa giới hành chính xã Vân Canh và xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, có phía Bắc giáp tuyến đường liên xã Vân Canh-Cầu Khum; phía Nam giáp tuyến đường quy hoạch có mặt cắt ngang 24m và quy hoạch khu nhà ở thu nhập thấp Bắc An Khánh; phía Đông giáp tuyến đường quy hoạch vành đai 3,5; phía Tây giáp khu cây xanh, mặt nước dự kiến (phân khu đô thị GS).

Việc điều chỉnh nhằm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hình thành khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ về mặt hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của khu vực, đồng thời phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị và hài hòa với các dự án, công trình lân cận.

Nội dung điều chỉnh, mở rộng mặt cắt ngang đoạn đường phía Nam ô đất xây dựng trường mầm non từ 11,5m lên 24m; tuyến đường phía Bắc khu nhà vườn, nối từ đường vành đai 3,5 vào khu vực xã Lại Yên với mặt cắt ngang 40m để phù hợp với quy hoạch phân khu S3 và quy hoạch phân khu GS.

Điều chỉnh tầng cao xây dựng của ô đất công trình công cộng từ 3 tầng xuống 1 tầng để khai thác về mặt cảnh quan và hình thức kiến trúc, bổ sung 1 tầng hầm. Điều chỉnh chức năng sử dụng đất ô đất nhà ở cao tầng thành chức năng nhà ở thấp tầng để phù hợp với không gian cảnh quan theo quy hoạch phân khu đô thị GS.

Tăng diện tích đất dành cho bãi đỗ xe công cộng, các ô đất xây dựng nhà ở thấp tầng điều chỉnh tầng cao từ 2 tầng lên 3 tầng, quy mô dân số giảm còn 2.768 người (trước là 7.000 người), đất cây xanh tập trung, thể dục thể thao tăng thành 70.002m2 (trước là 39.352m2), đất cây xanh phân tán tăng hơn 2.000m2 (hiện tại 23.240m2, trước đây là 20.741m2)…

Trục chính trong khu đô thị là trục cây xanh, mặt nước kết hợp đi bộ bố trí từ khu vực cổng chính vào lõi trung tâm khu đô thị tới công trình công cộng phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân cư khu đô thị (siêu thị mini, nhà hàng, dịch vụ thương mai…). Cùng với đó, khu vực công viên cây xanh, mặt nước trung tâm vừa là không gian mở, không gian xanh, vừa là điểm nhấn cho toàn bộ khu đô thị.

Cùng với hệ thống hạ tầng xã hội như nhà trẻ mẫu giáo, trường học cấp 1, 2, 3, khu phức hợp thể thao vui chơi giải trí và 3ha dành cho khu công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ tạo nên một không gian sống đặc biệt sinh thái, yên tĩnh và sang trọng nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống có chất lượng cao, hoàn hảo cho cộng đồng dân cư nơi đây.

Đây là một dự án được kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa hai phong cách kiến trúc và phong thủy Á Đông và Âu châu do tập thể kiến trúc sư người Pháp và Việt kiều Pháp thể hiện.





Bởi vậy khu biệt thự nhà vườn Orange Garden ( Khu biệt thự Vườn Cam Vinapol ) mang đậm nét một phong cách Pháp cổ, vốn đã in sâu trong lòng Hà Nội, nhưng phần kiến trúc không gian sống và nội thất bên trong lại được thể hiện thoáng đãng với không gian mở và tiện nghi theo phong cách sống mới của thời đại. Cũng vì lẽ đó mà khu biệt thự nhà vườn Orange Garden còn được mang danh “Một phong cách kiến trúc Pháp cổ trong lòng Hà Nội thời hiện đại”.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:





Ông Bùi Xuân Tùng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc công bố quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu nhà vườn Orange Garden.




Ông Lê Đại Thắng, Phó Phòng Thông tin quy hoạch ( Sở Quy hoạch-Kiến trúc).





Toàn cảnh Hội nghị.





Phối cảnh dự án biệt thự Vườn Cam - Orange Garden.

Theo Tạp chí Kiến trúc Việt Nam