Trò chuyện cùng nghệ nhân tạc tượng Chopin
Được đăng bởi Unknown vào lúc 00:50:00 với 0 bình luận
Đã được nghe giới thiệu về tượng đài nhà soạn nhạc thiên tài Frederic Chopin tại Hà Nội từ lâu, nhân dịp về thăm quê hương lần này, ông Lê Xuân Lâm – Tổng biên tập báo Quê Việt tại Ba Lan – mới có dịp trực tiếp đến thăm công trình. Điều bất ngờ đầu tiên của ông khi đến với nơi đặt bức tượng – khu Biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hà Nội – là những tòa nhà, đường sá, công trình kiến trúc…còn dang dở, cỏ mọc um tùm, không một bóng người.
Ông Đinh Văn Nghị và phu nhân (thứ 3,4 từ phải sang) cùng Đại sứ Ba Lan (thứ 2 từ phải sang) và các cán bộ ĐSQ Ba Lan tại HN chụp ảnh lưu niệm bên bức tượng Chopin trong buổi lễ khánh thành ngày 12/03/2013.
Tượng đài Chopin nhìn từ xa và quang cảnh xung quanh tại khu Biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội (ảnh chụp 8/2014)
Đứng trước tượng đài của bậc vĩ nhân, ông không khỏi ngỡ ngàng về tầm cỡ và sự giống nhau gần như là tuyệt đối với nguyên tác (bức tượng Chopin đặt tại vườn hoa Lazienki, ngay trung tâm thủ đô Warsaw, Ba Lan). Nhìn kĩ, thần thái của bức tượng còn có vẻ ưu tư và trầm lặng hơn. Không lẽ, có cảm giác này chỉ vì nó nằm giữa một chốn hoang vu, hoàn toàn chưa tương xứng giữa quang cảnh và tượng đài? Chẳng hiểu sao, có một điều gì đó cứ thôi thúc ông, rằng nhất định phải gặp được người đã làm nên tuyệt tác này để trực tiếp nghe kể câu chuyện về quá trình làm ra bức tượng. Qua tìm hiểu, ông có buổi hẹn gặp với nghệ nhân Chu Văn Hải – một trong những thành viên quan trọng của nhóm thực hiện dựng tượng đài Chopin giữa lòng Hà Nội. Đây là công trình mà anh cùng các cộng sự đã vất vả dành bao nhiêu tâm huyết, công sức, ròng rã trong suốt hơn 2 năm trời mới tạo ra. Qua cách anh say sưa nói về tác phẩm lớn của mình, tôi biết, anh đã dành cho nó một thứ tình cảm rất thiêng liêng, đặc biệt.
Ông Lê Xuân Lâm - ảnh chụp dưới chân tượng đài Chopin ở khu Biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội
Theo lời anh kể, để có được bức tượng đài của thiên tài soạn nhạc Chopin – một trong những biểu tượng của đất nước Ba Lan – giữa lòng Hà Nội là cả một câu chuyện dài vừa lạ lùng, vừa lí thú, còn pha chút tâm linh, kỳ bí trong quá trình thực hiện.
Anh Hải chia sẻ: “Tôi còn nhớ mãi, ngày ấy, sau một lời hẹn qua điện thoại, tôi đã đến và lần đầu gặp ông Lê Thanh Bình mới ở Ba Lan về. Với dáng người nhỏ thó, nhanh nhẹn, xởi lởi, nhưng, tôi rất ấn tượng với ông khi vào việc: thật chi tiết và rõ ràng. Ông đưa tôi xem bức tượng Chopin cao chừng 20cm cùng tập dự án xin phép được dựng tượng đài Chopin tại Hà Nội. Và ông hỏi tôi: “Chú và cộng sự có làm được việc này không khi bức tượng này cao hơn 6m, chất liệu có thể là xi măng, compozit, hoặc đá xanh nguyên khối… Nửa tháng sau tôi mời thêm nghệ nhân điêu khắc xứ Bát Tràng – anh Nguyễn Văn Bình đến gặp ông để khẳng định chúng tôi làm được theo đúng nguyên mẫu. Và, bắt đầu từ thời gian đó, chúng tôi được biết là cả một quá trình khó khăn cho ông về những thủ tục pháp lý của cả hai nhà nước Việt Nam và Ba Lan.
Để được cấp phép dựng tượng đài, phải thông qua các quyết định đồng ý của Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam; Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan; Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch; Hội mỹ thuật trung ương, UBND thành phố Hà Nội và một số ban ngành chuyên môn trong nước…
Sau khi chính thức được cấp phép, ông Lê Thanh Bình còn rất vất vả trong việc mang quyết định cùng dự án đi tìm nhà đầu tư và địa điểm đặt tượng. Lần đầu, tôi may mắn được cùng ông gặp anh Hoàng Mạnh Huê – chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan và Châu Âu, là thành viên HĐQT khu đô thị làng Việt Kiều Châu Âu, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội, nhưng cuối cùng dự án không thực hiện được ở đây. Thế rồi, trời không phụ người có lòng. Ít ngày sau, chúng tôi mang dự án đến gặp ông Đinh Văn Nghị - Chủ tịch HĐQT công ty VINAPOL, cũng là chủ đầu tư dự án khu biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hà Nội. Ông Nghị đã rất hào hứng, quyết định bỏ tiền của của mình để triển khai dựng tượng đài tại khu đô thị trên.”
“Rồi những khó khăn chồng chất những khó khăn trong suốt 2 năm thực hiện dự án, có những lúc tưởng chừng như không thể vượt qua khi ông Nghị quyết định làm tượng đài bằng chất liệu đá xanh nguyên khối, cao 6,5m theo đúng nguyên tác. Để có được khối đá theo ý ông, chúng tôi đã phải đi lại nhiều lần vào mỏ đá Quỳ Hợp, Nghệ An để khai thác và chọn lựa.
Khi đã chọn được khối đá hoa cương như ý, chúng tôi lại phải vất vả vận chuyển ra Ninh Bình để phác thảo. Khối đá nặng hàng trăm tấn ấy đã làm chiếc xe tà phẹc bị cong nặng trên đường vận chuyển...Có lần phác thảo gần xong thì phát hiện khối đá bị khoanh măng, không đảm bảo thông số kỹ thuật, chúng tôi lại phải vứt bỏ trong niềm xót xa để tìm khối đá mới. Rồi những trận mưa đã phá hủy hoàn toàn hơn 50 khối đất sét đã phóng Makét gần như hoàn thiện dùng làm cốt tượng. Nhìn công sức vất vả cả mấy tháng trời bị thiên nhiên phá hủy ngay trước mắt mình, có thể nói nhóm thợ chúng tôi đã suy sụp hoàn toàn.
Thường những lúc như thế, may sao ông Lê Bình luôn có mặt kịp thời để cùng chia sẻ, động viên cả về tinh thần lẫn vật chất, giúp chúng tôi lấy lại hào hứng để tiếp tục công việc... Ông còn cung cấp nhiều tài liệu cùng hàng chục bức tượng Chopin mẫu cho nhóm, giúp chúng tôi thẫm đẫm hình ảnh và tinh thần Chopin, để hoàn thành tốt nhất tác phẩm này.
Hôm nay, gặp anh ở đây, được biết thêm, anh lại chính là người đã từng chở ông Lê Bình đến tận tượng đài Chopin ở Warsaw để đo đạc lấy thông số kĩ thuật lần đầu, khi đại sứ quán Ba Lan không cung cấp được tài liệu cho ông. Thế rồi, những thông số lần ấy không đáp ứng đủ cho công việc, ông Lê Bình lại lặn lội quay lại Ba Lan để đo đạc chi tiết hơn và chụp cận cảnh mọi góc độ.
Tôi nghe kể, hình như lần ấy ông Nguyễn Quốc Cường (UVBCH Hội người VN tại BL) và ông Hồ Chí Hưng ( phó chủ tịch kiêm tổng thư ký TW hội hữu nghị VN-BL) đã phải chở ông ấy đến tượng đài. Hiểu được những tâm huyết và vất vả đó nên chúng tôi cũng quyết tâm sẽ hoàn thành tác phẩm này một cách tốt nhất! Sau gần 2 năm ròng rã thực hiện, cuối cùng, tác phẩm cũng đã được hoàn thiện để đến một ngày đẹp trời, niềm vui của chúng tôi vỡ òa khi chương trình nghiệm thu tượng đài Chopin thành công tốt đẹp, với sự trầm trồ khen ngợi của tất cả các ban ngành chuyên môn cùng chính khách. Có được niềm vui, tự hào này có thể nói thêm với anh rằng, có cả sự linh thiêng của đất trời nữa đấy.” – anh Hải chia sẻ tiếp.
Ông Lê Thanh Bình chụp ảnh cùng Tượng đài Chopin ở vườn hoa Lazienki, thủ đô Warsaw, Ba Lan, trong lần đầu tiên sang đo đạc để lấy thông số kỹ thuật.
Được biết, ông Lê Bình là người có quan hệ rộng với giới nghệ sĩ và điêu khắc, giữa một rừng nghệ nhân ấy, ông không chọn ai mà lại chọn nghệ nhân trẻ tuổi nhất – anh Chu Văn Hải, tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc và phục chế, đã được Hội mỹ thuật Đông Dương vinh danh “Đôi bàn tay vàng” - để trực tiếp thực hiện dự án rất tâm huyết này của ông. Hơn nữa, ông lại được trực tiếp quan sát những tác phẩm anh Hải đã và đang thực hiện trên địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương khác như: tượng Nàng tiên cá, Cặp thần tình ái, Apollo Daphne, Bacchus, Choleric Man…
Và đặc biệt, qua câu chuyện anh bị phòng Cảnh sát kỹ thuật hình sự ra quyết định khẳng định anh là người buôn bán đồ cổ... Anh giải thích thế nào cũng không minh oan được cho mình, chỉ đến khi anh trực tiếp sáng tác lại những tác phẩm đang bị thu giữ vì cho là đồ trong sự giám sát 24/24, đến lúc đó, phòng CSKTHS mới tâm phục và cho anh được tự do. Bởi những lý do đó, anh mới nhận được sự tin tưởng từ ông Lê Thanh Bình.
Ông Lê Xuân Lâm (bên phải) cùng nghệ nhân Chu Văn Hải và tác giả bài viết Trần Thúy Hiền đang trò chuyện về tượng đài Chopin ở Hà Nội.
Để hoàn thành bức tượng này, không thể không kể đến công lao to lớn của ông Đinh Văn Nghị - chủ đầu tư dự án. Ông đã từng được tu nghiệp và sống rất nhiều năm ở Ba Lan. Cũng như ông Lê Thanh Bình, khi về nước, ông ước muốn làm được một điều gì đó để đáp nghĩa cho tình cảm của mình và gia đình đối với con người cũng như đất nước Ba Lan, đã cho ông có được thành quả như ngày hôm nay. Với đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thấm đẫm trong con người ông, đúng bản chất của một con người Việt Nam, đậm tính nhân văn, nên ngay từ những ngày đầu tiên, ông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm thực hiện dự án.
Trong không khí tưng bừng của buổi lễ khánh thành tượng đài vào ngày 12/03/2010, qua lời phát biểu cảm tưởng của chủ đầu tư, nhóm thực hiện cùng các chính khách trong và ngoài nước, mới thấy rõ tượng đài Chopin tại Hà Nội còn là biểu tượng của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Ba Lan. Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Ba Lan tại Việt Nam đã phải thốt lên rằng: “ Khi đứng trước tượng đài này, tôi cứ ngỡ rằng mình đang đứng trước bức tượng đài Chopin nơi quê hương tôi vậy!”
Qua buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng nghệ nhân Chu Văn Hải, ông Lê Xuân Lâm mới cảm nhận rõ ràng hơn về những thăng trầm, gian nan, vất vả để có được bức tượng đài đẹp và mang ý nghĩa to lớn này. Nhân đây, ông cũng đồng cảm với nỗi trăn trở của anh Hải, qua ngần ấy năm, bức tượng vẫn nằm trơ trọi giữa một dự án tầm cỡ nhưng còn dang dở, hoang sơ... Được biết, dự án này cũng là công sức của hàng trăm bà con từ Ba Lan cùng nhiều nước khác đã kỳ vọng và đầu tư tiền của, nhưng chẳng hiểu sao, dự án vẫn chưa được tiếp tục thực hiện. Anh Hải hi vọng rằng, khu biệt thự theo thiết kế đẹp như trong mơ này sớm được hoàn thiện để cùng tượng đài Chopin nhanh chóng trở thành một điểm du lịch được nhiều người biết đến. Và anh cũng mong muốn, một ngày gần đây, anh có đủ điều kiện để thực hiện lời mời của Tổng Biên Tập báo Quê Việt là được trực tiếp đứng trước bức tượng đài nguyên tác của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin giữa thủ đô Warsaw xinh đẹp.
Tượng đài F.Chopin tại Khu biệt thự Vườn cam HN (ảnh chụp 8/2014)
Ông Đinh Văn Nghị và phu nhân (thứ 3,4 từ phải sang) cùng Đại sứ Ba Lan (thứ 2 từ phải sang) và các cán bộ ĐSQ Ba Lan tại HN chụp ảnh lưu niệm bên bức tượng Chopin trong buổi lễ khánh thành ngày 12/03/2013.
Tượng đài Chopin nhìn từ xa và quang cảnh xung quanh tại khu Biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội (ảnh chụp 8/2014)
Ông Lê Xuân Lâm - ảnh chụp dưới chân tượng đài Chopin ở khu Biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội
Theo lời anh kể, để có được bức tượng đài của thiên tài soạn nhạc Chopin – một trong những biểu tượng của đất nước Ba Lan – giữa lòng Hà Nội là cả một câu chuyện dài vừa lạ lùng, vừa lí thú, còn pha chút tâm linh, kỳ bí trong quá trình thực hiện.
Anh Hải chia sẻ: “Tôi còn nhớ mãi, ngày ấy, sau một lời hẹn qua điện thoại, tôi đã đến và lần đầu gặp ông Lê Thanh Bình mới ở Ba Lan về. Với dáng người nhỏ thó, nhanh nhẹn, xởi lởi, nhưng, tôi rất ấn tượng với ông khi vào việc: thật chi tiết và rõ ràng. Ông đưa tôi xem bức tượng Chopin cao chừng 20cm cùng tập dự án xin phép được dựng tượng đài Chopin tại Hà Nội. Và ông hỏi tôi: “Chú và cộng sự có làm được việc này không khi bức tượng này cao hơn 6m, chất liệu có thể là xi măng, compozit, hoặc đá xanh nguyên khối… Nửa tháng sau tôi mời thêm nghệ nhân điêu khắc xứ Bát Tràng – anh Nguyễn Văn Bình đến gặp ông để khẳng định chúng tôi làm được theo đúng nguyên mẫu. Và, bắt đầu từ thời gian đó, chúng tôi được biết là cả một quá trình khó khăn cho ông về những thủ tục pháp lý của cả hai nhà nước Việt Nam và Ba Lan.
Để được cấp phép dựng tượng đài, phải thông qua các quyết định đồng ý của Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam; Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan; Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch; Hội mỹ thuật trung ương, UBND thành phố Hà Nội và một số ban ngành chuyên môn trong nước…
Sau khi chính thức được cấp phép, ông Lê Thanh Bình còn rất vất vả trong việc mang quyết định cùng dự án đi tìm nhà đầu tư và địa điểm đặt tượng. Lần đầu, tôi may mắn được cùng ông gặp anh Hoàng Mạnh Huê – chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan và Châu Âu, là thành viên HĐQT khu đô thị làng Việt Kiều Châu Âu, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội, nhưng cuối cùng dự án không thực hiện được ở đây. Thế rồi, trời không phụ người có lòng. Ít ngày sau, chúng tôi mang dự án đến gặp ông Đinh Văn Nghị - Chủ tịch HĐQT công ty VINAPOL, cũng là chủ đầu tư dự án khu biệt thự Vườn Cam, Vân Canh, Hà Nội. Ông Nghị đã rất hào hứng, quyết định bỏ tiền của của mình để triển khai dựng tượng đài tại khu đô thị trên.”
“Rồi những khó khăn chồng chất những khó khăn trong suốt 2 năm thực hiện dự án, có những lúc tưởng chừng như không thể vượt qua khi ông Nghị quyết định làm tượng đài bằng chất liệu đá xanh nguyên khối, cao 6,5m theo đúng nguyên tác. Để có được khối đá theo ý ông, chúng tôi đã phải đi lại nhiều lần vào mỏ đá Quỳ Hợp, Nghệ An để khai thác và chọn lựa.
Khi đã chọn được khối đá hoa cương như ý, chúng tôi lại phải vất vả vận chuyển ra Ninh Bình để phác thảo. Khối đá nặng hàng trăm tấn ấy đã làm chiếc xe tà phẹc bị cong nặng trên đường vận chuyển...Có lần phác thảo gần xong thì phát hiện khối đá bị khoanh măng, không đảm bảo thông số kỹ thuật, chúng tôi lại phải vứt bỏ trong niềm xót xa để tìm khối đá mới. Rồi những trận mưa đã phá hủy hoàn toàn hơn 50 khối đất sét đã phóng Makét gần như hoàn thiện dùng làm cốt tượng. Nhìn công sức vất vả cả mấy tháng trời bị thiên nhiên phá hủy ngay trước mắt mình, có thể nói nhóm thợ chúng tôi đã suy sụp hoàn toàn.
Thường những lúc như thế, may sao ông Lê Bình luôn có mặt kịp thời để cùng chia sẻ, động viên cả về tinh thần lẫn vật chất, giúp chúng tôi lấy lại hào hứng để tiếp tục công việc... Ông còn cung cấp nhiều tài liệu cùng hàng chục bức tượng Chopin mẫu cho nhóm, giúp chúng tôi thẫm đẫm hình ảnh và tinh thần Chopin, để hoàn thành tốt nhất tác phẩm này.
Hôm nay, gặp anh ở đây, được biết thêm, anh lại chính là người đã từng chở ông Lê Bình đến tận tượng đài Chopin ở Warsaw để đo đạc lấy thông số kĩ thuật lần đầu, khi đại sứ quán Ba Lan không cung cấp được tài liệu cho ông. Thế rồi, những thông số lần ấy không đáp ứng đủ cho công việc, ông Lê Bình lại lặn lội quay lại Ba Lan để đo đạc chi tiết hơn và chụp cận cảnh mọi góc độ.
Tôi nghe kể, hình như lần ấy ông Nguyễn Quốc Cường (UVBCH Hội người VN tại BL) và ông Hồ Chí Hưng ( phó chủ tịch kiêm tổng thư ký TW hội hữu nghị VN-BL) đã phải chở ông ấy đến tượng đài. Hiểu được những tâm huyết và vất vả đó nên chúng tôi cũng quyết tâm sẽ hoàn thành tác phẩm này một cách tốt nhất! Sau gần 2 năm ròng rã thực hiện, cuối cùng, tác phẩm cũng đã được hoàn thiện để đến một ngày đẹp trời, niềm vui của chúng tôi vỡ òa khi chương trình nghiệm thu tượng đài Chopin thành công tốt đẹp, với sự trầm trồ khen ngợi của tất cả các ban ngành chuyên môn cùng chính khách. Có được niềm vui, tự hào này có thể nói thêm với anh rằng, có cả sự linh thiêng của đất trời nữa đấy.” – anh Hải chia sẻ tiếp.
Ông Lê Thanh Bình chụp ảnh cùng Tượng đài Chopin ở vườn hoa Lazienki, thủ đô Warsaw, Ba Lan, trong lần đầu tiên sang đo đạc để lấy thông số kỹ thuật.
Được biết, ông Lê Bình là người có quan hệ rộng với giới nghệ sĩ và điêu khắc, giữa một rừng nghệ nhân ấy, ông không chọn ai mà lại chọn nghệ nhân trẻ tuổi nhất – anh Chu Văn Hải, tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc và phục chế, đã được Hội mỹ thuật Đông Dương vinh danh “Đôi bàn tay vàng” - để trực tiếp thực hiện dự án rất tâm huyết này của ông. Hơn nữa, ông lại được trực tiếp quan sát những tác phẩm anh Hải đã và đang thực hiện trên địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương khác như: tượng Nàng tiên cá, Cặp thần tình ái, Apollo Daphne, Bacchus, Choleric Man…
Và đặc biệt, qua câu chuyện anh bị phòng Cảnh sát kỹ thuật hình sự ra quyết định khẳng định anh là người buôn bán đồ cổ... Anh giải thích thế nào cũng không minh oan được cho mình, chỉ đến khi anh trực tiếp sáng tác lại những tác phẩm đang bị thu giữ vì cho là đồ trong sự giám sát 24/24, đến lúc đó, phòng CSKTHS mới tâm phục và cho anh được tự do. Bởi những lý do đó, anh mới nhận được sự tin tưởng từ ông Lê Thanh Bình.
Ông Lê Xuân Lâm (bên phải) cùng nghệ nhân Chu Văn Hải và tác giả bài viết Trần Thúy Hiền đang trò chuyện về tượng đài Chopin ở Hà Nội.
Để hoàn thành bức tượng này, không thể không kể đến công lao to lớn của ông Đinh Văn Nghị - chủ đầu tư dự án. Ông đã từng được tu nghiệp và sống rất nhiều năm ở Ba Lan. Cũng như ông Lê Thanh Bình, khi về nước, ông ước muốn làm được một điều gì đó để đáp nghĩa cho tình cảm của mình và gia đình đối với con người cũng như đất nước Ba Lan, đã cho ông có được thành quả như ngày hôm nay. Với đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thấm đẫm trong con người ông, đúng bản chất của một con người Việt Nam, đậm tính nhân văn, nên ngay từ những ngày đầu tiên, ông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm thực hiện dự án.
Trong không khí tưng bừng của buổi lễ khánh thành tượng đài vào ngày 12/03/2010, qua lời phát biểu cảm tưởng của chủ đầu tư, nhóm thực hiện cùng các chính khách trong và ngoài nước, mới thấy rõ tượng đài Chopin tại Hà Nội còn là biểu tượng của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Ba Lan. Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Ba Lan tại Việt Nam đã phải thốt lên rằng: “ Khi đứng trước tượng đài này, tôi cứ ngỡ rằng mình đang đứng trước bức tượng đài Chopin nơi quê hương tôi vậy!”
Qua buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng nghệ nhân Chu Văn Hải, ông Lê Xuân Lâm mới cảm nhận rõ ràng hơn về những thăng trầm, gian nan, vất vả để có được bức tượng đài đẹp và mang ý nghĩa to lớn này. Nhân đây, ông cũng đồng cảm với nỗi trăn trở của anh Hải, qua ngần ấy năm, bức tượng vẫn nằm trơ trọi giữa một dự án tầm cỡ nhưng còn dang dở, hoang sơ... Được biết, dự án này cũng là công sức của hàng trăm bà con từ Ba Lan cùng nhiều nước khác đã kỳ vọng và đầu tư tiền của, nhưng chẳng hiểu sao, dự án vẫn chưa được tiếp tục thực hiện. Anh Hải hi vọng rằng, khu biệt thự theo thiết kế đẹp như trong mơ này sớm được hoàn thiện để cùng tượng đài Chopin nhanh chóng trở thành một điểm du lịch được nhiều người biết đến. Và anh cũng mong muốn, một ngày gần đây, anh có đủ điều kiện để thực hiện lời mời của Tổng Biên Tập báo Quê Việt là được trực tiếp đứng trước bức tượng đài nguyên tác của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin giữa thủ đô Warsaw xinh đẹp.
Categories: tin-tức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét